Cứu hộ thang máy không thể là những hành động bản năng mang tính tình thế mà cần có quy trình cứu hộ theo đặc tính của thiết bị như công nghệ truyền động, hệ thống thiết bị cứu hộ,…
Phụ lục
TCTM – Cứu hộ thang máy không thể là những hành động bản năng mang tính tình thế mà cần có quy trình cứu hộ theo đặc tính của thiết bị như công nghệ truyền động, hệ thống thiết bị cứu hộ,…
Trong Thông tư 42/2019/TT-BLDTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có yêu cầu thiết kế của thang máy bắt buộc phải có một trong hai phương thức cứu hộ tự động hoặc cứu hộ bằng tay, đồng thời, nhà sản xuất phải đưa ra quy trình cứu hộ thích hợp trong trường hợp xảy ra sự cố.
Cụ thể, quy định về công tác cứu hộ yêu cầu phải trang bị cho thang máy hệ thống cứu hộ bằng điện hoặc cứu hộ bằng tay để có thể dễ dàng thao tác trong quá trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố:
Cứu hộ bằng điện: Phải trang bị phương tiện cứu hộ bằng điện cho thang máy và đảm bảo các yêu cầu sau:
Nhà sản xuất phải đưa ra quy trình ứng cứu/xử lý sự cố khẩn cấp, khuyến cáo kỹ thuật trong quá trình sử dụng đối với thang máy. Ngoài ra, việc kích hoạt bằng cáp đối với bộ hãm an toàn, kích hoạt bằng tay đòn đối với bộ hãm an toàn,… phải được tiến hành để hoạt động cứu hộ có thể diễn ra trong mọi tình huống.
Hướng dẫn sử dụng bao gồm hướng dẫn cứu hộ thang máy theo từng công nghệ truyền động cũng những lưu ý kỹ thuật đặc thù cần được nhà sản xuất đưa ra phục vụ cho công tác cứu hộ thực tế
Trong trường hợp này, mỗi cabin phải được trang bị một phương tiện xác định vị trí của cabin kế cận dùng cho cứu hộ để đưa cabin này về tầng nơi hoạt động cứu hộ sẽ diễn ra.
Ngoài ra, thang máy phải trang bị hệ thống liên lạc khẩn cấp để người bên trong cabin liên lạc với người bên ngoài thang máy hoặc bộ phận cứu hộ trong trường hợp thang máy bị sự cố. Hệ thống liên lạc phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Nhiều quốc gia trên thế giới đều có chương trình đào tạo cứu hộ thang máy cho những đối tượng đặc thù: lực lượng PCCC&CNCH, đội ngũ kỹ thuật tòa nhà,…
Như tại Thổ Nhĩ Kỳ, chương trình Huấn luyện Kỹ thuật Cứu hộ Thang máy được tổ chức cho các huấn luyện viên của Đơn vị Huấn luyện Đội Cứu hỏa, khóa đào tạo bao gồm các thông tin lý thuyết về hệ thống thang máy, hệ thống an toàn thang máy, nguyên lý hoạt động, chính sách khẩn cấp và các vấn đề liên quan khác. Các học viên cũng được thực hành cách xử lý trong trường hợp bị mắc kẹt trong các loại thang máy khác nhau. Ngoài ra, các hoạt động đào tạo và nâng cao nhận thức cho khu vực công, tư nhân và cả người dân cũng được thực hiện rộng rãi.
Các chương trình đào tạo năng lực chuyên môn về cứu hộ liên quan đến các lĩnh vực đặc thù như cứu hộ thang máy được tổ chức phổ biến trên thế giới
Chương trình đào tạo này cho thấy sự cần thiết của huấn luyện kỹ thuật cứu hộ thang máy và các vấn đề liên quan đến vận hành thang máy cho các đối tượng quản lý vận hành, cứu hộ.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có những chương trình đào tạo chuyên ngành tương tự dù an toàn thang máy đang trở thành vấn đề cấp thiết cần được quan tâm, nhất là trong thời gian qua khi số lượng sự cố liên quan đến thang máy đang ngày càng gia tăng. Do đó, việc đào tạo để lực lượng cứu nạn cứu hộ, đội ngũ kỹ thuật tòa nhà, kỹ thuật thang máy,… có kỹ năng và quy trình cứu hộ thang máy đúng, đảm bảo cả an toàn sức khỏe và tính mạng con người cũng như hạn chế làm hư hỏng thiết bị thang máy là nhu cầu thiết yếu và cấp bách.
Trong thời gian qua, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã thiết kế và tổ chức các chương trình đạo tạo về cứu hộ thang máy, đồng thời hướng đến thành lập Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp hỗ trợ công tác cứu hộ thang máy trên toàn quốc trong thời gian tới.